Tổng quan về chất liệu Bạt Hiflex
Hiflex là chất liệu đang được sử dụng rất nhiều trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên có nhiều người vẫn chưa biết chất liệu hiflex là gì và cũng như chúng được sử dụng như thế nào. Do đó, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết chi tiết dưới đây nhé!
1.Chất liệu Hiflex là gì?
Hiflex hay còn gọi là Bạt, Từ lâu chất liệu Hiflex là vật liệu thông dụng nhất trong ngành in ấn kỹ thuật số tuy nhiên nhìn chất liệu này giống tấm bạt, gọi nhiều thành quen và cả khách hàng lẫn nhà cung cấp gọi đều dùng từ bạt vừ tiện dụng vừa nhanh.
Đây là loại chất liệu có 2 màu chính là màu trắng sữa và màu trắng đục. Thành phần chính của chúng là nhựa PVC với khả năng chịu được nhiệt độ thời tiết ngoài trời tốt. Nhờ những ưu điểm vượt trội, loại chất liệu này đến nay rất được nhiều người tin dùng.
2.Phân loại bạt hiflex trong in ấn
Để phân loại bạt in, trong in Hilex người ta chia làm 3 loại:
-
Loại không xuyên
-
Loại xuyên 50%
-
Xuyên đèn xuyên 100%.
Với 3 loại bạt in này người ta phân biệt bằng độ dày mỏng của từng loại bạt in từ đó đánh giá ra 3 loại như đã nêu trên. Do đó tuỳ mục đích sử dụng khách hàng có thể đặt từng loại bạt có độ dày mỏng khác nhau nằm trong giới hạn từ 0.26 mm đến 0.52 mm. Nhưng dạng trung bình được nhiều khách hàng chọn là 0.32 mm vì đây là loại bạt trung bình vừa phải có thể dùng cho lĩnh vực in ấn quảng cáo
3.Chất liệu Hiflex dùng để làm gì?
Hiflex được dùng khá phổ biến ở Việt Nam. Có thể dùng để in các hình ảnh, sản phẩm, text… độ sắc nét cao, vì thế chúng thường được sử dụng để in các sản phẩm như:
-Bảng hiệu (hộp đèn)
-Bảng nội quy
-Bangrol khai trương
-Pano
-Banner (gắn standee)
-Mặt dựng
-Tranh ảnh.
Không chỉ quảng cáo ngoài trời, các thành phẩm được làm từ chất liệu Hiflex còn được dùng hiệu quả ngay cả trong nhà như triển lãm, hội chợ, hội thảo,…
4.Ưu/nhược điểm của Hiflex
Với ưu điểm giá thành rẻ, chất lượng bền, tái sử dụng dễ dàng, in trên chất liệu hiflex thường được xem là phương pháp tối ưu khi in ấn. chúng thường được sử dụng và lựa chọn trong các chiến dịch quảng cáo ngắn ngày hoặc thường được sử dụng với nhu cầu cắt giảm chi phí quảng cáo.
Bên cạnh đó, in Hiflex cũng có một số nhược điểm nhất định:
Nếu in Hiflex bằng máy in Offset, in Hifflex có nhược điểm đó là không kiểm soát được bảng màu do được in trên bảng kẽm.
Nếu in Hiflex bằng máy in kĩ thuật số, bên cạnh ưu điểm là nhanh và phục vụ được nhu cầu in gấp, nhược điểm thường gặp đó là giá thành sẽ cao hơn so với các loại hình khác.
In Fiflex tuy màu sắc nổi bật, nhưng đường in lại không tinh tế. Do vậy chỉ nên dùng in Hiflex khi muốn in các loại ấn phẩm truyền thông khổ lớn, còn với những ấn phẩm cần sự tinh tế, chất lượng, bạn nên lựa chọn một loại nguyên liệu khác cho phù hợp hơn (In PP chẳng hạn)